Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Mẹo giúp bạn nói chuyện lôi cuốn

Bạn đang muốn thăng tiến trong công việc nhưng mà bạn không nói chuyện lôi cuốn và không xây dựng được mối quan hệ. Đó cũng là nguyên nhân làm cho bạn không tự tin khi giao tiếp với mọi người. Nhưng hôm này bạn có thể nói chuyện lôi cuốn bằng những mẹo tạo sự lôi cuốn trong giao tiếp
Một khoảng dừng ngắn (từ 3 đến 5 giây) sẽ mang lại cho bạn cả ba lợi ích sau:


- Thứ nhất, bạn tránh được hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ lấy hơi một chút trước khi tiếp tục nói.

- Thứ hai, với việc không chen ngang vào cuộc trò chuyện, bạn thể hiện mình suy nghĩ nghiêm túc trước những lời nói của người đối diện.

- Thứ ba, bạn sẽ lắng nghe người đang trò chuyện tốt hơn. Nhờ vậy, những lời nói của họ sẽ ngấm sâu vào tâm trí bạn và bạn sẽ hiểu rõ điều họ đang nói. Với một khoảng dừng ngắn trước khi trả lời, bạn thể hiện mình là một người biết cách giao tiếp.



Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết?

Trong xã hội, hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, đủ mọi thành phần, đủ mọi nghề nghiệp, không kể hết được. Bạn có nhận thấy không, trong số những người ấy có một số người luôn được mọi người yêu mến, dù là người lớn hay trẻ em, ai cũng rất thích tiếp xúc, chuyện trò với người đó. Vậy ở đây bí quyết là gì?

Trong giao tiếp, mức độ cảm tính giữa người với người, tâm lý học gọi là: “Sức lôi cuốn con người”. Một người được những người tiếp xúc đặc biệt thích thú chứng tỏ sức lôi cuốn của người đó rất mạnh. Vậy thì, sức lôi cuốn của con người trong giao tiếp bao gồm những yếu tố gì?

Sự lôi cuốn từ bên ngoài:
Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn bên ngoài có thể kể như: Nét mặt, thân hình, giọng nói, cử chỉ, phong cách trang phục, ngôn ngữ cơ thể…. Yêu cái đẹp là bản tính của con người. Khuôn mặt xinh đẹp, thanh tú, ngoại hình cân đối, hấp dẫn, trang phục thanh nhã, lịch sự, làm cho mọi người dễ chịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, tức là dễ làm cho người ta vui thích có cảm tình.

Nhưng hình thức không phải là tất cả, cần phải biết đánh giá bản thân để hiểu rõ giá tri cơ thể bạn, tránh sai lầm dẫn đến việc tự đánh giá thấp bản thân.

Sự lôi cuốn tự bên trong:
Tuy nhiên, càng tiếp xúc lâu, sự lôi cuốn tự bên trong càng lúc càng đóng vai trò quan trọng. Nó chủ yếu do từ năng lực, nhân cách, nhiệt tình, tâm hồn lạc quan, thái độ vui sôns, biết lắng nghe, biết thông cảm, tinh tế, khéo léo… tạo nên. Sức lôi cuốn bên trong có thể bù lại chổ khiếm khuyết của sự lôi cuốn bên ngoài. Đặc biệt, sự lôi cuốn tự bên trong có sức cuốn hút sâu sắc và lâu dài.

Các nhà tâm lý học nhận định rằng, con người ai cũng thích những người thưởng cho mình và ghét những người trừng phạt mình. Bởi lẽ những kích thích mang tính chất ban thưởng như tươi cười, tôn trọng, tán đồng, thông cảm, khôi hài, chân thật…đưa lại cảm giác vui vẻ, phấn khởi. Còn những điều mang tính chất trừng phạt như cáu gắt, lạnh nhạt, ca cẩm, kiêu căng, xỉa xói…làm cho con người chán ghét, buồn phiền, cuối cùng dẫn tới tình trạng căm ghét, xa lánh.

Tóm lại, vấn đề thật rõ ràng và đơn giản, hầu như ai cũng biết: Để trở thành người được yêu mến, có sức cuốn hút trong giao tiếp xã hội, điều cần thiết phải là người luôn cố gắng đem lại niềm vui cho người khác một cách tự nhiên, chân thành và nhân ái. Đó chính là người được người khác yêu mến nhất! Điểm mấu chốt cuối cùng không thể thiếu là: HÃY THỰC HIỆN! Không chỉ là hiểu biết lý thuyết suông, bạn hãy triển khai thực hành thật sự: Vui vẻ một cách tự nhiên và chân thành với mọi người.

Nhắc lại và ngắn gọn hơn
Bí quyết thứ ba để trở thành một người giao tiếp tốt là nhắc lại lời của người trò chuyện với bạn một cách ngắn gọn hơn và bằng ngôn từ của chính bạn. Sau khi gật đầu và cười, bạn có thể nói: “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không. Bạn muốn nói là …”

Nhắc lại lời người khác nói một cách ngắn gọn hơn thể hiện bạn đang thật sự chú tâm và nỗ lực để hiểu ý nghĩ hay cảm xúc của họ. Điều tuyệt diệu là khi bạn biết cách lắng nghe, mọi người sẽ thấy bạn thật cuốn hút. Họ sẽ muốn tiếp xúc với bạn vì họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi có bạn bên cạnh.

Luôn luôn lắng nghe
Sở dĩ lắng nghe là một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển kỹ năng và nghệ thuật giao tiếp vì nó giúp bạn xây dựng lòng tin. Bạn càng lắng nghe người khác chăm chú, người ta càng tin tưởng bạn hơn. Ngoài ra, lắng nghe cũng góp phần làm người đối diện cảm thấy được tôn trọng hơn.

Cuối cùng, lắng nghe giúp rèn luyện tính kỷ luật của con người. Do trí óc của bạn có thể xử lý từ ngữ ở tốc độ 500 – 600 từ một phút, và mọi người chỉ có thể nói ở tốc độ 100 - 150 từ một phút nên bạn sẽ phải nỗ lực nhiều mới có thể duy trì sự tập trung khi lắng nghe những lời người khác nói. Nếu bạn không luyện tính kỷ luật trong giao tiếp, trí óc của bạn sẽ nhanh chóng “phiêu du” nơi khác. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chính là một cách hay để bạn phát triển tính cách và nhân cách của chính bạn.

Bài tập dành cho bạn
Đây là hai bài tập bạn có thể thực hiện ngay để luyện kỹ năng giao tiếp:
- Đầu tiên, hãy tập thói quen luôn dừng 3 đến 5 giây sau khi nghe người khác nói rồi hãy trả lời.
- Thứ hai, hãy luôn hỏi “Ý bạn muốn nói gì?” nếu bạn chưa hiểu rõ những điều mọi người nói. Việc này sẽ giúp bạn lắng nghe họ tốt hơn.


Nguồn :web đàn ông